I. GỖ CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ?
Gỗ công nghiệp là loại vật liệu được sử dụng phổ biến trong sản xuất nội thất. Nhu cầu nội thất ngày càng tăng, nguyên liệu tự nhiên ngày càng khan hiếm thì gỗ công nghiệp được xem là giải pháp tuyệt vời. Không những bảo vệ môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mà còn ứng dụng đa dạng hơn trong việc sản xuất và sử dụng nội thất. Vậy gỗ công nghiệp là gì? Sử dụng gỗ công nghiệp như thế nào? Hãy cùng Nội Thất Tri Phương tìm hiểu thêm thông tin dưới đây.
Thuật ngữ ” gỗ công nghiệp” được dùng để phân biệt với ” gỗ tự nhiên”. Nguyên liệu chủ yếu từ thân cây gỗ, những vật liệu tái sinh từ cành cây gỗ hoặc từ vụn gỗ tái sinh. Gỗ công nghiệp là sự kết hợp giữa hóa chất, keo và nhiều vụn gỗ để tạo ra tấm gỗ. Gỗ công nghiệp thường có 2 phần cơ bản là cốt lõi gỗ và lớp phủ bề mặt.
(Tên quốc tế của gỗ công nghiệp là Wood – Based Panel)
- Gỗ MFC ( Gỗ dăm) : Gỗ công nghiệp MFC được sản xuất từ gỗ rừng trồng, những cây gỗ được trồng như cây bạch đàn, cao su, keo,… các loại cây này thu hoạch ngắn ngày, ko cần thân cây to. Người ta có thể sử dụng băm nhỏ cây thành dăm gỗ sử dụng keo, ép tạo độ dày,…. bề mặt gỗ được phủ một lớp melamine chống thấm, chống trầy xước bảo vệ bề mặt gỗ.
- Ưu điểm của gỗ MFC: màu sắc phong phú, nhẹ, bám vít dễ gia công
- Nhược điểm của gỗ MFC: hạn chế về độ dày và không liền lạc, chống ẩm kém
- Ứng dụng của gỗ MFC: thích hợp làm đồ nội thất gia đình ở khu vực khô ráo như: tủ quần áo, tủ đầu giường, bàn học,….
2. Gỗ MDF: có dây chuyền sản xuất và nguyên liệu giống như gỗ MFC. Tuy nhiên mật độ trung bình gỗ dăm cao hơn MFC, nghiền nhỏ thành sợ chứ không dăm như MFC nên bề mặt mịn, liên kết keo và ốc vít tốt,… Đây chính là lí do MDF có chất lượng tốt hơn so với MFC
- Ưu điểm của gỗ MDF: – hạn chế tối đa tình trạng cong vênh, co ngót, mối mọt, có tuổi thọ cao, dễ gia công, dễ dàng kết hợp với vật liệu phủ bề mặt như: Acrylic, Melamine, Laminate, Veneer,…
- Nhược điểm của gỗ MDF: không làm được những sản phẩm có chi tiết trạm trổ như gỗ tự nhiên, khả năng chịu nước kém không thích hợp sử dụng ngoài trời, độ dày có giới hạn, không có độ dẻo dai
- Ứng dụng của gỗ MDF: Loại MDF thường sẽ được dụng cho nội thất trong nhà như bàn ghế, tủ hồ sơ, tủ quần áo, giường ngủ. Loại MDF cốt xanh chống ẩm tốt, thường được sử dụng ở những nơi ẩm ướt, thường xuyên tiếp xúc với nước như tủ bếp, tủ và vách toilet,… Gỗ MDF có khả năng chống cháy nên thường được sử dụng ở những nơi văn phòng, chung cư,….
3. Gỗ HDF: gỗ công nghiệp HDF được cấu tạo từ 85% bột gỗ tự nhiên, phần còn lại là chất phụ gia và chất kết dính. Gỗ có bề mặt mịn, nhẵn, chống ẩm tốt, chống trầy xước. HDF có năng bắt ốc vít rất tốt, độ cứng cao, chịu được tải trọng khá lớn. Giá của gỗ HDF cũng cao hơn hẳn so với MFC, MDF.
- Ưu điểm của gỗ HDF: khả năng chống ẩm, mối mọt, cong vênh do thời tiết cao hơn hẳn so với gỗ tự nhiên. Quy trình sản xuất gỗ HDF được sấy khô và nén ở áp suất cao nên khả năng chịu ẩm, chịu nước cao hơn MFC và MDF. Ốc vít bám rất chặt nên khi kết hợp làm đồ nội thất có độ bền cao. Dễ dàng kết hợp với chất phủ bề mặt như: Acrylic, Melamine, Laminate, Veneer,… Cấu tạo từ 85% là gỗ tự nhiên nên than thiện với môi trường, than thiện với sức khoẻ con người
- Nhược điểm của gỗ HDF: Có giá thành đắt nhất trong các loại gỗ công nghiệp. Chỉ gia công được những sản phẩm nội thất ở bề mặt phẳng hoặc kết hợp nẹp, viền làm điểm nhấn,…
- Ứng dụng của gỗ HDF: được sử dụng rộng rãi và phổ biến với nhiều hộ gia đình trong các hạng mục nội thất và kể cả ngoại thất như sàn gỗ, cửa gỗ, tủ quần áo, tủ bếp,….
4. Gỗ ép ( Flywood): hay còn gọi là ván ép là loại ván gỗ được tạo ra từ nhiều lớp ván mỏng có cùng kích thước xếp chồng lên nhau theo thớ vân gỗ của mỗi lớp. Gỗ ép được sản xuất có chất lượng khác nhau tuỳ vào mục đích sử dụng số lượng lớp ván được ép. Có đặc tính dẻo dai, không cong vênh, chống ẩm tốt, chịu nước tốt hơn nhiều lần so với MFC, MDF.
- Gỗ ép được ứng dụng làm hầu hết các nội thất trên thị trường như: bàn ghế, tủ quần áo, tủ bếp, vách ngăn, giường,….. những nơi có độ ổn định cao
( Lớp phủ bề mặt Acrylic)
Lớp phủ bề mặt
- Melamine: là bề mặt nhựa tổng hợp, có độ dày từ 0,4 – 1mm được phủ lên cốt gỗ. Melamine có giá thành hợp lí, hợp xu hướng cũng như có màu sắc và độ bền theo thời gian. Có khả năng chống thấm nước, chống ẩm, khó trầy xước
- Laminate: giống Melamine nhưng có độ dày hơn. Có tính năng ổn định, màu sắc đa dạng, chịu lực cao, chống ẩm, chống trầy xước
- Veneer: Được cắt thành những lát có độ dày từ 0,3 – 0,6mm . Ưu điểm của veneer là dễ thi công, có chi phí thấp hơn gỗ tự nhiên và có thể tạo đường cong theo như gỗ tự nhiên
- Acrylic: Là loại nhựa PMMA được tinh chết từ dầu mỏ. Acrylic có đa dạng màu sắc hoặc trong suốt và thường được gọi là Acrylic Glass ( kính trong suốt) hoặc Mica . Acrylic đa dạng màu và đặc biệt là độ bền rất cao theo thời gian.
II. ỨNG DỤNG GỖ CÔNG NGHIỆP TRONG NỘI THẤT
(Thiết kế nội thất nhà bếp với chất liệu gỗ công nghiệp phủ bề mặt Acrylic)
(Thiết kế nội thất phòng ngủ bằng gỗ công nghiệp)